Bài Viết Mới!

6/recent/ticker-posts

Các vitamin và thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

 Ăn gì để tăng sức đề kháng cho trẻ, thực phẩm tăng sức đề kháng, vitamin tăng sức đề kháng, cách tăng sức đề kháng cho trẻ,… Hãy cũng tìm hiểu rõ hơn về cách tăng sức đề kháng cho trẻ qua bài viết dưới đây


1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như: Virus, vi khuẩn, nấm, thay đổi thời tiết, các yếu tố môi trường khác,....

Khi sức đề kháng bị suy giảm sẽ khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh dạng nhiễm khuẩn như: Cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,....

Suy giảm miễn dịch khiến cho sức đề kháng bị yếu. Trong cơ thể, hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan, tế bào, mô, protein, bạch cầu,... hoạt động như “hàng rào bảo vệ” giúp chống lại các mầm bệnh. Suy giảm sức đề kháng thường xuất phát từ các yếu tố:

Suy dinh dưỡng, bị Lupus ban đỏ,...;

Thiếu ngủ;

Dinh dưỡng kẽm;

Uống ít nước;

Môi trường ô nhiễm.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị suy giảm sức đề kháng:

Vết thương lâu lành;

Dễ ốm vặt;

Dễ bị nhiễm khuẩn (viêm tai - mũi - họng, đau mắt đỏ,...)

Vấn đề ở đường tiêu hoá.

Trẻ em thường dễ có sức đề kháng kém, đặc biệt là giai đoạn từ 6 tháng - 3 tuổi. Bởi lúc này, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu. Sức đề kháng yếu trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, vận động, tiếp thu của trẻ.

2. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thì cần kết hợp cả chế độ ăn uống phù hợp với từng lứa tuổi, kết hợp sinh hoạt, môi trường sống:

2.1 Chế độ ăn phù hợp

Để tăng sức đề kháng cho bé, bạn đừng quên chú ý:

Cho bé ăn đúng giờ để tạo thói quen tốt cho hệ tiêu hóa;

Đa dạng bữa ăn cho bé với dinh dưỡng đầy đủ/ cân bằng;

Cho bé ăn nhạt;

Cho bé uống đủ nước.

Để có thể tăng sức đề kháng cho bé, cha mẹ nên tăng cường cho bé một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như:

Tôm, cua;

Cá: Cá hồi, cá tầm, cá ngừ, cá chép...;

Trứng

Ngũ cốc: yến mạch, lúa mạch,...;

Rau củ đậm màu: Rau cải bina, rau cải xoăn, cà rốt, ớt chuông, bí ngô, khoai lang,...;

Rau mầm;

Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu gà, đậu rồng, đậu hà lan,...;

Trái cây có nhiều vitamin C: Cam, quýt, bưởi, kiwi,...;

Sữa chua;

Các gia vị: Tỏi; gừng;

Mật ong.

Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp là cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả, dễ thực hiện nhất.

2.2. Nề nếp sinh hoạt

Sinh hoạt thiếu khoa học, khiến cho sức khoẻ và sức đề kháng trẻ suy giảm. Do đó, để tăng sức đề kháng cho trẻ, bạn đừng quên chú ý:

Chọn bài tập thể dục phù hợp với trẻ trong từng lứa tuổi;

Bên cạnh ăn đúng bữa; cha mẹ hãy cho bé ngủ đúng giờ.

2.3. Môi trường sống

Để có thể tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bạn cần phải giữ môi trường sống sạch, giúp thông thoáng khí, tránh khói bụi.

2.4. Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng là một cách hiệu quả, giúp trẻ chống lại các bệnh thường gặp. Đây cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Theo đó, bạn cần chú ý tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch. Việc tiêm vacxin giúp trẻ có được các kháng nguyên phòng bệnh, chống lại tấn công của các mầm bệnh.

3. Các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ

Tăng sức đề kháng cho bé không thể thiếu việc bổ sung vitamin. Thực tế, trong 6 tháng đầu đời, trẻ ít khi ốm bệnh do được thừa hưởng miễn dịch từ trong bào thai và sữa non của mẹ. Nhưng giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi, trẻ dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn do hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện. “Khoảng trống miễn dịch” này khiến trẻ thường xuyên bị ốm vặt mỗi khi giao mùa và hay mắc bệnh truyền nhiễm. Khi điều trị, trẻ thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc, các thuốc này thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng dài ngày. Đặc biệt nếu hệ miễn dịch của trẻ không được tăng cường sức mạnh thì bệnh sẽ lâu khỏi, hay tái phát và có nguy cơ bội nhiễm, kháng thuốc. Việc bổ sung thêm vitamin có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

3.1. Vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho bé

Vitamin A có vai trò đặc biệt quan trọng với sức đề kháng. Nếu thiếu hụt vitamin A sẽ thường xuyên gây mệt mỏi, kém ăn, chậm phát triển, da khô và tóc rụng nhiều. Hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da.

Do đó, hàng năm luôn có các chương trình bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ vào tháng 6 và tháng 12. Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin A qua thực phẩm ăn hàng ngày với các loại thực phẩm giàu vitamin A như trứng, cá, thịt, gan động vật, tôm; các loại rau có hàm lượng carotene cao như rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền... Các loại củ quả có màu đỏ vàng như gấc, cà rốt, đu đủ, xoài,...

3.2. Vitamin E

Vitamin E có công dụng bảo vệ tế bào khỏi các yếu tố gây nhiễm khuẩn, giúp vitamin A và chất béo của tế bào tránh bị oxy hóa. Vitamin E cũng giúp tham gia chuyển hóa tế bào.

Bổ sung vitamin E qua thực phẩm ăn uống hàng ngày là cách bổ sung vitamin E an toàn và hiệu quả nhất. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như: Mầm lúa mì, dầu hướng dương, đậu nành, mầm thóc, giá đỗ, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả,...

3.3. Vitamin C

Nói đến nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé, không thể bỏ qua vitamin C. 90% lượng vitamin C có trong các thực phẩm như: Rau dền, rau mồng tơi, các loại hoa quả như bưởi, cam, chanh, quýt,...

3.4. Vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Vitamin D liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể như hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,....

Vitamin D thường có trong ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin (calciferol). Bạn hãy tăng cường cho trẻ uống sữa được bổ sung vitamin D, ngũ cốc bổ sung.

3.5. Vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B gồm có B6, B9, B12,... tham gia vào các cơ chế miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc bổ sung vitamin nhóm B cũng rất cần thiết trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Một số thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà cha mẹ có thể bổ sung cho bé gồm có cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt,...

Bên cạnh việc bổ sung vitamin, bố mẹ có thể sử dụng thêm các loại thảo dược lành tính như cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài,... kết hợp cùng L-lysine và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong. Việc tăng sức đề kháng chủ động sẽ giúp bé phòng ngừa virus, vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp hay hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus thường gặp như thủy đậu, sởi, tay chân miệng, zona,...


Đăng nhận xét

0 Nhận xét